Today: 4 Jan 2006
  Trang chủ | Giới thiệu | Định vị | Góp ý | Giúp đỡ | English

Giáo dục - Đào tạo
Định hướng chiến lược Giáo dục đào tạo 2001-2010
Phát triển giáo dục vùng sâu vùng xa và vùng khó khăn
Đào tạo từ xa
Các chương trình khuyến học
Tin tức
Chào mừng đến Việt Nam
Kinh tế
Chính phủ quản lý
Hợp tác Quốc tế
Khoa học - Công nghệ - Môi trường
Phát triển xã hội
Website phục vụ phát triển
TỶ GIÁ GIAO DỊCH
DIỄN ĐÀN
HỎI/ĐÁP
Hà Nội 14 - 24 oC
Huế 18 - 23 oC
Đà Nẵng 19 - 27 oC
Hồ Chí Minh 22 - 32 oC
Phát triển giáo dục vùng sâu vùng xa và vùng khó khăn

Sơn La sau 5 năm thực hiện chương trình phổ cập giáo dục cấp cơ sở

Sau nhiều năm khắc phục khó khăn, ngành giáo dục và đào tạo Sơn La phấn đấu vươn lên đạt được nhiều thành tựu đáng trân trọng: Qui mô giáo dục mở rộng, hệ thống trường lớp tiếp tục phát triển, hoàn thiện theo hướng đa dạng hoá đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng cao của nhân dân; giáo dục vùng dân tộc, vùng đặc biệt khó khăn được quan tâm và đẩy mạnh.

Sơn La là một tỉnh miền núi, biên giới, địa hình chia cắt, giao thông đi lại khó khăn, toàn tỉnh có 10 huyện và 1 thị xã, 201 xã phường thị trấn, 3.011 bản, trong đó có 86 xã đặc biệt khó khăn hưởng chương trình 135 của Chính phủ và 19 xã biên giới với 250 km đường biên giáp nước bạn Lào. Dân số đến 12/2004 khoảng 975.460 người, gồm 12 dân tộc anh em sinh sống, tỷ lệ hộ đói nghèo hiện nay là 11%.

Khi triển khai phổ cập giáo dục Trung học cơ sở, tỉnh Sơn La còn 70 xã (34,8%) chưa có trường lớp ở cấp học này; 61 xã (30,3%) chưa có trường, lớp mầm non. Đến năm 2005, hệ thống mạng lưới trường lớp đã đầy đủ ở 100% các xã phường thị trấn trong tỉnh ở tất cả các ngành học, bậc học. Hệ thống các trường bán trú dân nuôi phát triển mạnh mẽ tại trung tâm xã và trung tâm cụm xã; đồng thời đã qui hoạch ổn định các lớp tại các cụm bản tạo điều kiện thuận lợi cho người học. Để hoàn thành mục tiêu nhiệm vụ, các đơn vị trường học trong tỉnh tiếp tục thực hiện chủ trương 1 hội đồng làm 2 nhiệm vụ: vừa giảng dạy chương trình giáo dục phổ thông vừa tham gia công tác phổ cập, dạy các chương trình bổ túc.

Được sự quan tâm, đầu tư của nhà nước, của tỉnh, và sự đóng góp của nhân dân, số trường xây dựng kiên cố đã phát triển rộng khắp đến các vùng trong tỉnh. Đến nay toàn tỉnh có 9.663 phòng học, tăng 30% so với năm học 2000-2001, đáp ứng nhu cầu học 2 ca.Trong đó có 25% là phòng học kiên cố hoá, 3.240 phòng học tạm, giảm 40% so năm học 2000-200 l . Riêng năm học 2004-2005 có 950 phòng học mới kiên cố được đưa vào sử dụng theo Chương trình kiên cố hoá trường lớp.

Để học sinh vùng sâu vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn được học tập theo hướng nâng cao chất lượng và thực hiện mục tiêu phổ cập, tỉnh đã có chính sách trợ cấp cho học sinh ở các điểm cách xa trường từ 10 km trở lên được trợ cấp 2 tháng gạo/1 năm học (tương đương với 120.000đ). Mặc dù là tỉnh nghèo song tỉnh đã cấp phát 50% học bổng cho học sinh THPT ở vùng 3 và Bổ túc THPT, ngoài ra còn điều chỉnh nâng học bổng cho học sinh các trường PTDT Nội trú của tỉnh và các huyện, tạo điều kiện cho học sinh dân tộc vùng sâu, vùng xa được đến trường nhằm duy trì sĩ số, thực hiện chỉ tiêu kế hoạch của tỉnh và từng huyện.

Tháng 9 năm 1999, tỉnh Sơn La được công nhận phổ cập giáo dục tiểu học với 183/201 xã, phường (91,04%) và 9/10 huyện, thị (90%) được công nhận đạt chuẩn. Đến năm 2001, huyện Bắc Yên và các xã còn lại của tỉnh đã được công nhận hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học. Do đặc điểm về cơ sở vật chất, giáo viên, đặc biệt do phong tục tập quán nên trẻ em ở Sơn La thường đến trường muộn hơn so với quy định tuổi trẻ em đến trường. Bộ Giáo dục và Đào tạo và Ban chỉ đạo quốc gia đã cho phép Sơn La đồng thời thực hiện 2 mục tiêu của chương trình phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập đồng thời phổ cập giáo dục THCS.

Năm 2001, tỉnh Sơn La đã công nhận 15 đơn vị xã, phường thị trấn đạt chuẩn phổ cập THCS. Đến tháng 10/2005, toàn tỉnh có 2 đơn vị huyện thị được công nhận đạt chuẩn. Các địa phương tích cực triển khai đi đầu và đạt kết quả cao; điển hình cho công tác này là Thị xã Sơn La, huyện Mai Sơn, huyện Mộc Châu, huyện Quỳnh Nhai. Các xã Chiềng Tương, Chiềng On, Sập Vặt (Yên Châu); Mường Cai, Chiềng Phương ( Sông Mã ). Ngành giáo dục đã có rất nhiều cố gắng, luôn giữ vai trò chủ động, tích cực tham mưu cho các cấp uỷ chính quyền phối hợp chặt chẽ với các ban ngành đoàn thể, các tổ chức chính trị để công tác triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ của công tác phổ cập. Tiêu biểu là các Phòng Giáo dục Thị xã, Mai Sơn, Mộc Châu, Quỳnh Nhai. . .các trường THCS Lóng Phương ( Yên Châu ), Mường Lầm ( Sông Mã ), Mường Giôn ( Quỳnh Nhai), Mường Trai (Mường La ), Mường Thải ( Phù Yên)…

Từ năm 2006 đến 2010 là giai đoạn 2 của quá trình thực hiện nhiệm vụ phổ cập giáo dục THCS, cũng là giai đoạn Sơn La cùng cả nước hoàn thành mục tiêu quốc gia về phổ cập giáo dục THCS. Đây cũng là giai đoạn khó khăn quyết liệt nhất đối với các tỉnh miền núi này, đảm bảo cho hầu hết thanh niên sau khi hoàn thành chương trình tiểu học tiếp tục học tập để đạt trình độ trung học cơ sở trước khi hết tuổi 18. Sơn La phấn đấu đến năm 2007 có 196/201 xã phường, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS; đồng thời có181/ 120 xã, phường, thị trấn (90%) được công nhận phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi; phấn đấu đến năm 2010 có 100% số xã phường, huyện thị được công nhận phổ cập giáo dục THCS và phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi. Đảm bảo 100% cán bộ chủ chốt cấp xã đạt trình độ THCS trở lên (trong đó có 60% tốt nghiệp THPT), 100% cán bộ chủ chốt cấp huyện đạt trình độ chuyên môn từ Cao đẳng trở lên. Tiếp tục duy trì, củng cố nâng cao chất lượng phổ cập và xây dựng kế hoạch phổ cập bậc trung học vào những năm tiếp theo.

Để đạt được mục tiêu trên, Sơn La đang từng bước hoàn thiện quy hoạch, phát triển hệ thống trường lớp, mở rộng quy mô giáo dục ở các cấp học, bậc học. Tiếp tục mở rộng quy mô, phát triển và hoàn thiện mạng lưới trường lớp; ưu tiên phát triển nhà trẻ và trường lớp mẫu giáo ở vùng sâu vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, đảm bảo 100% số xã, phường trong tỉnh có trường mầm non. Khuyến khích mở các trường dân lập hoặc tư thục ở những nơi có điều kiện; Tăng cường đầu tư xây dựng trường, lớp và mua sắm trang thiết bị giáo dục theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá; Tổ chức triển khai thực hiện tốt Chỉ thị 401CT/TW ngày 15/6/2004 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và có kế hoạch đào tạo dài hạn giáo viên thay thế, đẩy mạnh đào tạo lại, tăng cường bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý bằng nhiều hình thức; Tạo ra một phong trào toàn dân chăm lo đến sự nghiệp giáo dục thông qua các hoạt động thiết thực của các tổ chức chính thị- xã hội, cùng với việc tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm huy động tối đa các thanh thiếu niên trong độ tuổi đi học, lồng ghép công tác phổ cập với hoạt động của các trung tâm học tập cộng đồng, câu lạc bộ xoá mù để thực hiện mục tiêu xã hội học tập…

Báo điện tử Đảng Cộng Sản Việt Nam - (02/12/2005)


More

Trang chủ  |   Giới thiệu  |   Định vị  |   Phản hồi  |   Giúp đỡ

Số lượt truy cập: 1634127 © Copyright 2003 Vietnam Development Gateway, All right Reserved, Legal & Privacy Notices.
E-mail: vncgteam@vnn.vn  —   Tel: 84-4-8532313