Today: 31 Mar 2004
  Trang chủ | Giới thiệu | Định vị | Góp ý | Giúp đỡ | English

Giáo dục - Đào tạo
Chính sách giáo dục đào tạo
Định hướng chiến lược Giáo dục đào tạo 2001-2010
Phát triển giáo dục vùng sâu vùng xa và vùng khó khăn
Đào tạo từ xa
Các chương trình khuyến học
Chào mừng đến Việt Nam
Kinh tế
Chính phủ quản lý
Hợp tác Quốc tế
Khoa học - Công nghệ - Môi trường
Phát triển xã hội
Tin tức
TỶ GIÁ GIAO DỊCH
DIỄN ĐÀN
HỎI/ĐÁP
Hà Nội 18 - 24 oC
Huế 20 - 23 oC
Đà Nẵng 21 - 32 oC
Hồ Chí Minh 22 - 35 oC
Phát triển giáo dục vùng sâu vùng xa và vùng khó khăn

Ngôi trường nằm giữa lòng dân

Nói là nằm ở khu vực Bãi Cháy nhưng trường THCS Lý Tự Trọng (TP. Hạ Long) lại ở mãi sâu trong Giếng Đáy, đường vành đai ra cảng Cái Lân. Đây là một trong hai trường THCS đầu tiên của tỉnh Quảng Ninh được công nhận đạt chuẩn quốc gia. Khi chúng tôi đến thǎm trường, những tưởng trường phải có một cơ ngơi bề thế nhưng trái hẳn lại, THCS Lý Tự Trọng chỉ là những dãy nhà cấp 4 nhưng được quy hoạch hoàn chỉnh. Nằm trong một khu đất rộng chừng 6000m2, trường có tường rào bao quanh, hệ thống cây xanh, phòng học, thực hành được xây dựng hợp lý tạo ra cảnh quan rất sư phạm. Toàn trường có 14 phòng học đều có 4 quạt trần, 4 đèn điện, bảng chống loá, các phòng chức nǎng, thư viện khang trang, nền lát gạch, trần đóng nhựa đảm bảo cho học sinh học 2 ca.... Chỉ là một cơ ngơi hết sức khiêm tốn thế thôi, nhưng trường THCS Lý Tự Trọng đã đảm bảo đủ 5 tiêu chuẩn về tổ chức nhà trường; đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên; chất lượng giáo dục; cơ sở vật chất trang thiết bị; đặc biệt ở đây là công tác xã hội hoá giáo dục (XHHGD).

Cô Nguyễn Minh Huyền - hiệu trưởng nhà trường cho biết: "Trường đạt chuẩn quốc gia ngoài sự giúp đỡ của cấp uỷ Đảng, chính quyền, có một phần đóng góp rất lớn của hội cha mẹ học sinh (CMHS). Vài nǎm trước kia, khi vận động CMHS đóng góp xây dựng trường gặp nhiều trở ngại vì điều kiện kinh tế khó khǎn, họ lại chưa nhìn ra được ích lợi của việc hưởng ứng chủ trương XHHGD. Nhưng cùng với thời gian và thành quả trong công tác giáo dục, các bậc CMHS đã hiểu lợi ích của việc đầu tư công sức xây trường sở cũng là tạo điều kiện cho con em họ ǎn học tốt hơn". Trong 3 nǎm từ 2001 - 2003 hội CMHS đã quyên góp được gần 200 triệu đồng để nâng cấp cơ sở vật chất cho nhà trường như xây nhà vệ sinh, lát nền phòng học, mua bảng chống loá, làm trần nhựa các phòng học, làm nhà để xe.Với một phường như Giếng Đáy, cư dân chủ yếu là công nhân, buôn bán nhỏ lẻ, cuộc sống của nhiều người dân còn khó khǎn thì nghĩa cử trên thật lớn vô cùng.

Nói về việc này, ông Nguyễn Quang Khải - chủ tịch hội CMHS cho biết: Cha mẹ nào chẳng muốn cho con em mình ǎn học nên người, muốn vậy thì phải tạo điều kiện tốt cho các cháu đi học. Trước đây, trường chỉ là khu nhà cấp 4 cũ, sân thì lổn nhổn. Nǎm 2002, hội CMHS nhà trường đã đóng góp gần 60 triệu đồng để sửa sang lớp học, trang bị bảng chống loá ở tất cả các lớp, xây dựng khu vệ sinh mới. Nǎm 2003, hội đóng góp thêm được 150 triệu đồng, đã cho lát lại sân bằng gạch đỏ (4000m2 sân trị giá trên 100 triệu đồng). Có thể thấy ở bất kỳ "công trình" lớn nào được cải tạo ở trường THCS Lý Tự Trọng đều có bàn tay của hội CMHS. Từ việc lớn là làm sân, xây tường rào bao quanh, cho tới việc nhỏ là việc trang trí, sửa sang lại lớp học .... đều được làm từ công tác XHHGD.

Là một trường nằm trong khu dân cư được đánh giá là nghèo nhưng hiếu học, nói như cô Huyền. Việc chất lượng dạy học ngày một nâng cao đã như một niềm động viên lớn đối với thầy trò nhà trường và các bậc CMHS. Số lượng HS đạt kết quả học tập khá giỏi, số HS đạt giải trong các kỳ thi HS giỏi của tỉnh ngày một tǎng. Nǎm học 2002 - 2003 số HS khá giỏi chiếm 73% HS toàn trường. Được vậy là do đội ngũ cán bộ GV trong trường đều đề cao công tác chuyên môn, từ khâu xây dựng kế hoạch cho đến việc triển khai thực hiện, đánh giá, rút kinh nghiệm sao cho việc ứng dụng đưa vào bài giảng đạt hiệu quả cao nhất. Nǎm học 2002 - 2003 nhà trường đã tổ chức được 14 chuyên đề trong đó có 3 chuyên đề cấp cụm trường và 11 chuyên đề cấp trường, tổ, nhóm. Nội dung được đưa ra bàn thảo đều chú trọng vào việc phục vụ chương trình thay sách 1 - 6/2003 và 2- 7 cho nǎm học này. Trong việc thay sách lớp 6, các chuyên đề đều đáp ứng được yêu cầu cấp thiết trong việc triển khai chương trình thay SGK, từng vấn đề đều có sự kết hợp hài hoà giữa lý thuyết và thực hành. Sau khi đưa vào thực hiện, hiệu quả áp dụng đã được các trường bạn đánh giá cao, đưa vào tham khảo học tập. Bên cạnh đó phong trào làm đồ dùng dạy học cũng được 100% GV hưởng ứng. Trong 3 nǎm 2001, 2002, 2003 đã có 96 đồ dùng dạy học cho các bộ môn Ngoại ngữ, Sinh học, Vật lý, Toán, Lịch sử được làm. Thế nên, khi CT- SGK mới được đưa vào triển khai nhà trường hoàn toàn chủ động ứng đối với việc thiết bị thực hành thí nghiệm về chậm. Cô Nguyễn Thị Oanh - GV dạy Toán - nhiều nǎm liền là GV dạy giỏi cho biết, cùng với các hoạt động chuyên đề, các tổ, nhóm chuyên môn đều có lịch sinh hoạt thường xuyên. Nội dung tập trung thảo luận, xây dựng thiết kế những bài khó, từ đó rút ra kinh nghiệm để sao cho khi lên lớp GV có thể chuyển tải phù hợp với từng đối tượng HS, từng lớp, tháo gỡ những vướng mắc, những vấn đề chưa thống nhất về phương pháp giảng dạy.

Một cơ ngơi hết sức khiêm tốn, chất lượng dạy và học ổn định, đặc biệt là nhà trường đã biết kết hợp nhuần nhuyễn mối quan hệ giữa trường và hội CMHS đã tạo nên phong trào XHHGD mạnh, là con đường đưa THCS Lý Tự Trọng vững bước đi lên. Đánh giá về thành tích của nhà trường ông Nguyễn Thanh Hiễn, P. Giám đốc Sở GD-ĐT Quảng Ninh cho rằng nhà trường đã biết làm tốt công tác quy hoạch, XHHGD. Đây là mô hình tốt tiến tới chuẩn hoá trong từng bậc học các trường khác trong tỉnh nên làm theo.

Báo GDTD - (17/02/2004)


More

Trang chủ  |   Giới thiệu  |   Định vị  |   Phản hồi  |   Giúp đỡ

Số lượt truy cập: 72374 © Copyright 2003 Vietnam Country Gateway, All right Reserved, Legal & Privacy Noitices.
E-mail: vncgteam@vnn.vn  —   Tel: 84-04-5372770