Today: 13 Jan 2006
  Trang chủ | Giới thiệu | Định vị | Góp ý | Giúp đỡ | English

Kinh tế
Tin tức
Chiến lược và kế hoạch phát triển
Đầu tư nước ngoài
Thương mại
Hội nhập kinh tế quốc tế
Doanh nghiệp
Tài chính ngân hàng
Nông nghiệp - Công nghiệp
Tin tức
Chào mừng đến Việt Nam
Giáo dục - Đào tạo
Chính phủ quản lý
Hợp tác Quốc tế
Khoa học - Công nghệ - Môi trường
Phát triển xã hội
Website phục vụ phát triển
TỶ GIÁ GIAO DỊCH
DIỄN ĐÀN
HỎI/ĐÁP
Hà Nội 11 - 16 oC
Huế 15 - 21 oC
Đà Nẵng 17 - 23 oC
Hồ Chí Minh 21 - 29 oC
  Nông nghiệp - Công nghiệp

Nông nghiệp – nông thôn 2006 – 2010: Mục tiêu và giải pháp đột phá

Để đạt được mục tiêu tăng trưởng trong nông nghiệp – nông thôn giai đoạn 2006 – 2010 ít nhất từ 3,0 – 3,2%; lao động nông nghiệp chiếm dưới 50% lao động xã hội; tỷ lệ đói nghèo giảm xuống còn 15% - 16%; 75% dân cư nông thôn được dùng nước sạch; 90% có điện sinh hoạt; chủ động và tích cực tham gia hội nhập..., thì cần những bước đi và những giải pháp đột phá.

Để đạt được mục tiêu tăng trưởng trong nông nghiệp – nông thôn giai đoạn 2006 – 2010 ít nhất từ 3,0 – 3,2%; lao động nông nghiệp chiếm dưới 50% lao động xã hội; tỷ lệ đói nghèo giảm xuống còn 15% - 16%; 75% dân cư nông thôn được dùng nước sạch; 90% có điện sinh hoạt; chủ động và tích cực tham gia hội nhập..., thì cần những bước đi và những giải pháp đột phá.

Vốn

Tính trong giai đoạn 2001 – 2005, tổng vốn đầu tư toàn xã hội cho khu vực nông nghiệp, nông thôn tăng bình quân 4,7%/năm (khoảng 91.000 tỷ đồng), cộng với số vốn khoảng 3,5 tỷ đô la Mỹ từ lĩnh vực đầu tư nước ngoài đã làm cho bộ mặt kinh tế nông nghiệp, nông thôn thay đổi đáng kể. Sự thay đổi này được thể hiện ở tốc độ phát triển, cơ cấu kinh tế và hàng loạt những vấn đề xã hội khác... Tuy nhiên, theo nhận định chung, với quốc gia chiếm tới 75% dân số sống ở nông thôn và làm nông nghiệp, mà mức độ đầu tư mới chỉ chiếm dưới 20% tổng số vốn đầu tư của toàn xã hội là con số khiêm tốn. Vì vậy, trong thời gian tới (2006 – 2010), vốn đầu tư của toàn xã hội cho nông nghiệp nông thôn tối thiểu cũng phải đạt khoảng từ 25 – 30%, (khoảng trên 120.000 tỷ đồng).

Để làm được điều này cần khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư. Muốn vậy, điều kiện tiên quyết cần đặt ra là phải có cơ chế chính sách phù hợp để khai thác tối đa các nguồn vốn: đầu tư Nhà nước, nguồn vốn trong dân, nguồn vốn đầu tư nước ngoài... Trong điều kiện vốn ngân sách còn hạn hẹp, yêu cầu đầu tư nguồn vốn từ ngân sách là quá khó. Vì vậy, bên cạnh việc huy động nguồn vốn từ ngân sách hiện nay, nguồn vốn trong dân còn rất lớn nên cần phải có cơ chế khai thác tối đa nguồn vốn này để đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Mặt khác, tốc độ đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tăng khá nhanh trong thời gian gần đây, song tổng mức đầu tư vào ngành nông nghiệp vẫn giữ vị trí khiêm tốn, khoảng 7,3%. Vì vậy, trong thời gian tới vẫn cần một cơ chế thông thoáng, chính sách ưu đãi trong việc thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực này.

Bên cạnh đó, chúng ta phải làm thế nào để sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư. Trong những năm vừa qua, tuy số vốn đầu tư cho sự phát triển nông nghiệp tăng nhanh, song hiệu quả mang lại chưa tương xứng và biểu hiện rõ nét nhất là những hiện tượng kinh tế phong trào: chương trình mía đường, đánh bắt xa bờ, cà phê..., đó còn chưa kể tới thất thoát hàng trăm tỷ đồng từ những chương trình đầu tư lớn của Nhà nước.

Lao động và việc làm

Nguồn lực quan trọng cho sự tăng tốc kinh tế khu vực nông thôn phải kể tới là nguồn lao động qua đào tạo. Mặc dù, trong thời gian qua, lộ trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp khá nhanh, đã chuyển đổi số lượng không nhỏ lao động thuần nông sang sản xuất công nghiệp hàng hoá. Nhiều lao động nông thôn đã được đào tạo để chuyển đổi nghề nghiệp. Song lao động ở khu vực nông nghiệp nông thôn chiếm tới 76% lực lượng lao động toàn xã hội và số lao động qua đào tạo chỉ chiếm khoảng 10% so với trên 25% ở khu vực thành thị. Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy, ở nông thôn dân trí thấp hơn 2 lần, nhân tài thấp hơn 8,6 lần, và nhân lực, trong đó có đào tạo nghề, thấp hơn 10 lần so với thành thị. Đó còn chưa kể tới một thực tế, hiện nay, tình trạng lao động ở nông thôn mới sử dụng khoảng 80% thời gian lao động; tỷ lệ thất nghiệp chiếm khoảng 6%; đặc biệt trong thời gian gần đây có tình trạng chuyển đổi đất nông nghiệp sang sản xuất công nghiệp và xây dựng các công trình công cộng nên tỷ lệ lao động không có việc làm có xu hướng tăng cao... Trong thời gian tới cần có giải pháp phù hợp để đào tạo và phát triển nguồn nhân lực nông nghiệp, nông thôn.

Khoa học – công nghệ

Một trong những chủ trương lớn của Chính phủ trong những năm tới là xây dựng một nền nông nghiệp công nghệ cao, đáp ứng được yêu cầu hội nhập. Với nhiệm vụ đó, trong những năm gần đây, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã coi việc ứng dụng khoa học – công nghệ vào sản xuất như một yếu tố đọt phá: hoàn thành và đưa hàng chục đề tài về giống vào sản xuất. Nếu những năm trước đây, chỉ có 5% giống chất lượng được sử dụng (cả trồng trọt và chăn nuôi) thì đến nay, tỷ lệ giống tốt, đạt tiêu chuẩn đã chiếm trên 30% (trong đó có 30% diện tích lúa đang sử dụng giống chất lượng cao, chè 30%, điều 25%, ngô 65%, bò thịt 40%, lợn nạc 30%). Các tỉnh sản xuất hàng hoá lớn: Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Kiên Giang... đã gieo cấy từ 70 – 88% diện tích bằng giống chất lượng cao phục vụ xuất khẩu. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang áp dụng học – công nghệ để xây dựng “Cánh đồng 50 triệu đồng/ha”, “hộ thu nhập 50 triệu đồng/năm”. Việc áp dụng tiến bộ của khoa học vào quy trình chăm bón – thu hoạch – bảo quản, đặc biệt là chương trình phát triển công nghiệp chế biến cũng được thực hiện có hiệu quả. Tuy nhiên, theo nhận định chung thì hiện nay, khoa học – công nghệ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp ngày càng tụt hậu so với khu vực; nghiên cứu chưa theo kịp với sản xuất. Một vị thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn nhận xét: "Các công trình nghiên cứu khoa học công nghệ nông nghiệp hiện nay có chất lượng thấp. Các sản phẩm khoa học có giá trị không cao. Từ đó dẫn tới, sản phẩm nghiên cứu ra không được tiếp nhận vào sản xuất, thiếu tính bền vững trong sản xuất, không cạnh tranh được với sản phẩm nhập khẩu”. Điều này cần phải khắc phục trong thời gian tới khi coi khoa học công nghệ là "chìa khoá" cho sự phát triển nông nghiệp, nông thôn.

Đài Tiếng nói Việt Nam - (26/12/2005)


More

Trang chủ  |   Giới thiệu  |   Định vị  |   Phản hồi  |   Giúp đỡ

Số lượt truy cập: 1665702 © Copyright 2003 Vietnam Development Gateway, All right Reserved, Legal & Privacy Notices.
E-mail: vncgteam@vnn.vn  —   Tel: 84-4-8532313