Today: 23 Nov 2007
  Trang chủ | Giới thiệu | Định vị | Góp ý | Giúp đỡ | English

Kinh tế
Tin tức
Chiến lược và kế hoạch phát triển
Đầu tư nước ngoài
Thương mại
Hội nhập kinh tế quốc tế
Doanh nghiệp
Tài chính ngân hàng
Nông nghiệp - Công nghiệp
Tin tức
Chào mừng đến Việt Nam
Giáo dục - Đào tạo
Chính phủ quản lý
Hợp tác Quốc tế
Khoa học - Công nghệ - Môi trường
Phát triển xã hội
Website phục vụ phát triển
TỶ GIÁ GIAO DỊCH
DIỄN ĐÀN
HỎI/ĐÁP
Hà Nội 18 - 25 oC
Huế 19 - 25 oC
Đà Nẵng 22 - 29 oC
Hồ Chí Minh 25 - 36 oC
  Doanh nghiệp

Chính phủ cam kết hỗ trợ doanh nghiệp

Hội nghị thường niên Thủ tướng gặp doanh nghiệp năm 2006 đã diễn ra trong không khí cởi mở, thẳng thắn, với sự tham dự của khoảng 600 đại biểu là đại diện của các bộ ngành, các doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp trong và ngoài nước cùng các nhà khoa học.

Thay mặt Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúc khẳng định, mục tiêu tổng quát của kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội giai đoạn 5 năm tới là đẩy nhanh và bền vững hơn nữa tốc độ tăng trưởng, từ 7,5 - 8% để sớm đưa Việt Nam ra khỏi tình trạng kém phát triển.



Trong đó, Chính phủ xác định doanh nghiệp chính là lực lượng tiên phong và sẽ tìm cách tăng tổng số lượng doanh nghiệp hoạt động lên con số 500.000, cổ phần hoá khoảng 50% các Tổng công ty Nhà nước hiện nay.



Để đảm bảo mục tiêu trên, Chính phủ cam kết chú trọng cải cách khung thể chế cho các doanh nghiệp, đặc biệt cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa.



Bộ trưởng Bộ Thương mại Trương Đình Tuyển đã vạch ra trước cộng đồng doanh nghiệp những thuận lợi, khó khăn trước ngưỡng cửa WTO. Ông kêu gọi doanh nghiệp cần nắm rõ phương châm “Tư duy quan trọng hơn kinh nghiệm, Quy mô không bằng tốc độ” trong bài toán cạnh tranh kinh doanh của tiến trình hội nhập.



Song song, Chính phủ sẽ có những cơ chế hỗ trợ, cơ chế chính sách đối phó với sự cạnh tranh không lành mạnh, cải tiến thông tin và kiến thức hội nhập kinh tế quốc tế cho doanh nghiệp.

Hội nghị lần này có điểm khác với việc hay “tố khổ” phổ biến trong những dịp gặp Thủ tướng trước đây, đã có nhiều hơn những ý kiến mang tính xây dựng, hiến kế, bày tỏ sự lạc quan hay trăn trở trước những bài toán mà Chính phủ phải giải trong điều hành kinh tế, đưa đất nước sớm thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu.



Ông Nguyễn Đức Khiển – Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn Than - Khoáng sản cho biết, doanh nghiệp đã cảm nhận có được bước tạo đà rất tốt trong năm 2006, năm mở đầu của giai đoạn 5 năm tới. “Sự tăng trưởng mạnh mẽ các nguồn vốn đầu tư, đặc biệt vốn FDI là sự thể hiện rõ nét bộ mặt kinh tế trẻ, năng động của nước ta. Điều đó sẽ cho một kết quả khả quan, nếu như Chính phủ đẩy mạnh hơn nữa tốc độ thị trường hoá nền kinh tế”, ông Khiển nói.

Chung quan điểm, ông Phạm Thanh Bình, Tổng giám đốc Tổng công ty Công nghiệp Tàu thuỷ Việt Nam cho rằng, nền kinh tế hướng vào xuất khẩu sẽ là nhân tố chính để đạt được mức tăng trưởng cao và bền vững.



Trong chiến lược đó, ông Đặng Nguyên Vũ – Tổng giám đốc Công ty Cà phê Trung Nguyên cho rằng, phải xây dựng quốc gia có được nhiều doanh nghiệp, nhiều thương hiệu kinh tế mạnh.

Bên cạnh đó, đại diện nhiều doanh nghiệp cũng bày tỏ những trăn trở về những thực tế gây kìm hãm đà tăng trưởng kinh tế. Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty cổ phần Dược liệu Traphaco lo ngại hội nhập đã đến quá gần, trong khi vấn đề nhân lực – thách thức lớn nhất chưa được giải quyết hữu hiệu. “Trong ngành dược, mới chỉ đạt 2,5 dược sĩ/1 vạn dân nên chúng ta quá lệ thuộc hàng nhập khẩu”, vị đại diện này ví dụ.



Trong khi đó, ông Lê Khắc Triết, Tổng thư ký Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành nghề nông thôn than phiền về sự thiếu công bằng, phân biệt đối xử vẫn còn tồn tại phổ biến và nặng nề trong giới doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp ở nông thôn.



Đại diện của Phòng thương mại Hoa Kỳ, ông Thomas O’Dore cho rằng những khó khăn mà các doanh nghiệp đang gặp phải sẽ giảm đi hoặc bị loại bỏ khi Chính phủ phối hợp với các hiệp hội các ngành để xây dựng các hệ thống luật lệ minh bạch, có hiệu quả và công bằng nhằm điều chỉnh các hoạt động kinh doanh, bao gồm cấp các loại giấy phép, hạn ngạch, các thủ tục hải quan, nộp thuế... nhằm ngăn chặn hối lộ, tham nhũng và các hành động tiêu cực khác.

Ghi nhận các ý kiến đóng góp, Thủ tướng Phan Văn Khải cho biết: Để trợ giúp doanh nghiệp, Chính phủ cũng đang chỉ đạo thực hiện các chương trình như đào tạo, cung cấp thông tin, đưa khoa học công nghệ vào kinh doanh, xúc tiến thương mại, v.v.... Chính phủ đã có chủ trương giao cho các Bộ trưởng, thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch UBND cấp tỉnh rà soát lại các văn bản quy phạm pháp luật để bổ sung, sửa đổi, bãi bỏ  những quy định còn ngáng trở quyền tự do làm ăn của dân và doanh nghiệp, cũng như các thủ tục hành chính không cần thiết. 



Thủ tướng còn đề nghị  phát hiện những cán bộ, công chức có biểu hiện tham nhũng, lãng phí hoặc gây phiền hà, nhũng nhiễu dân và doanh nghiệp trong khi thi hành công vụ.



Những thông tin đó, các hội và doanh nghiệp có thể gửi trực tiếp cho Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, để xử lý một cách kiên quyết.

Thời báo Kinh tế Việt Nam - (10/02/2006)


More


Trang chủ  |   Giới thiệu  |   Định vị  |   Phản hồi  |   Giúp đỡ

Số lượt truy cập: 3282767 © Copyright 2003 Vietnam Development Gateway, All right Reserved, Legal & Privacy Notices.
E-mail: vncgteam@vnn.vn  —   Tel: 84-4-2129161