Today: 7 Jan 2006
  Trang chủ | Giới thiệu | Định vị | Góp ý | Giúp đỡ | English

Kinh tế
Tin tức
Chiến lược và kế hoạch phát triển
Đầu tư nước ngoài
Thương mại
Hội nhập kinh tế quốc tế
Doanh nghiệp
Tài chính ngân hàng
Nông nghiệp - Công nghiệp
Tin tức
Chào mừng đến Việt Nam
Giáo dục - Đào tạo
Chính phủ quản lý
Hợp tác Quốc tế
Khoa học - Công nghệ - Môi trường
Phát triển xã hội
Website phục vụ phát triển
TỶ GIÁ GIAO DỊCH
DIỄN ĐÀN
HỎI/ĐÁP
Hà Nội 14 - 24 oC
Huế 18 - 23 oC
Đà Nẵng 19 - 27 oC
Hồ Chí Minh 22 - 32 oC
  Hội nhập kinh tế quốc tế

Việt Nam đã hội nhập nhanh hơn vào nền kinh tế quốc tế

Nhìn lại toàn cảnh kinh tế Việt Nam năm 2004, bà Susan Adams, Trưởng đại diện Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) tại Việt Nam nhận xét Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng về tăng trưởng kinh tế, xóa đói giảm nghèo, quản lý kinh tế vĩ mô thận trọng và hội nhập nhanh hơn vào nền kinh tế toàn cầu.

Bà Susan cho rằng với những thành tựu xuất sắc này, Việt Nam có thể phát triển và duy trì đà tăng trưởng mạnh cũng như giảm nghèo về trung hạn.

Theo Bà Susan, IMF mới hoàn thành báo cáo về tình hình kinh tế vĩ mô của Việt Nam, trong đó đánh giá rằng tình hình phát triển kinh tế của Việt Nam trong những năm gần đây rất khả quan. GDP năm 2003 tăng 7,25% nhờ tăng mạnh về đầu tư và xuất khẩu. Tăng trưởng của Việt Nam chậm lại trong quý đầu năm 2004 do ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm và hạn hán, nhưng đã hồi phục ngay trong những tháng sau đó. Lạm phát trong năm 2003 ở mức vừa phải là 3% nhưng đã lên đến 9,5% trong năm 2004 do giá cả tăng đột biến. Tăng trưởng tín dụng gần đây tăng rất nhanh từ 28% cuối năm 2003 lên 36% vào tháng 7-2004. Đây là nguyên nhân đáng lo ngại vì chất lượng của các khoản vay không chắc chắn và ảnh hưởng của nó đến khả năng cân đối tiền tệ của ngân hàng. Nhưng theo bà Susan, các nhà chức trách Việt Nam đã thực hiện một số biện pháp kịp thời đối phó với việc tăng lạm phát và tăng trưởng tín dụng cao.

Tăng trưởng GDP thực trong năm 2004 có nhiều khả năng ở mức 7,5%. Thâm hụt tài khoản vãng lai được dự đoán vào khoảng 4,5% GDP. Việt Nam tiếp tục nhận được nhiều vốn từ nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Về cải cách cơ cấu ở Việt Nam trong năm 2004, bà Susan nêu rõ trong khi Việt Nam đạt được những tiến bộ lớn trong việc tự do hóa thương mại thì những cải cách các ngân hàng thương mại quốc doanh và các doanh nghiệp nhà nước vẫn còn tiến triển chậm.

Bà Susan cho biết triển vọng phát triển kinh tế của Việt Nam nhìn chung thuận lợi với tăng trưởng GDP thực năm 2005 được dự báo vẫn ở mức cao và lạm phát có thể sẽ giảm xuống khoảng 5-6%. Mặc dù tăng trưởng về xuất khẩu có thể giảm nhưng thâm hụt tài khoản vãng lai đối ngoại có thể tiếp tục được nguồn vốn ODA và FDI bù đắp. Xuất khẩu được dự báo sẽ giảm do việc xóa bỏ hạn ngạch dệt may đối với các thành viên của WTO. Việc xóa bỏ này sẽ làm cho Việt Nam phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt hơn trên trường quốc tế.

Tuy nhiên, theo bà Susan, triển vọng kinh tế Việt Nam phụ thuộc vào khả năng kiềm chế được tác động lạm phát vòng hai từ những cú sốc tăng giá. Ngân hàng nhà nước Việt Nam cần thắt chặt hơn nữa những điều kiện về tiền tệ để hỗ trợ cho những chính sách tiền tệ nếu những hành động chính sách tiền tệ này cũng như biện pháp hành chính và tài khóa còn chưa đủ mạnh để kiềm chế lạm phát.

Bà Susan khẳng định mặc dù chương trình cho vay theo thể thức tăng trưởng và giảm nghèo (PRGF) đã kết thúc vào tháng 4-2004, IMF và chính phủ Việt Nam vẫn cam kết có các cuộc trao đổi chính sách hiệu quả. Với mục đích đó, IMF tiếp tục duy trì thảo luận chính sách thường xuyên với chính phủ và đưa ra các phân tích và đánh giá về những vấn đề kinh tế vĩ mô và khu vực tài chính. Sự tư vấn này được hỗ trợ bởi chương trình trợ giúp kỹ thuật tích cực đối với công tác quản lý tài chính công và thống kê.

Nhân Dân - (31/12/2004)


More

Trang chủ  |   Giới thiệu  |   Định vị  |   Phản hồi  |   Giúp đỡ

Số lượt truy cập: 1641123 © Copyright 2003 Vietnam Development Gateway, All right Reserved, Legal & Privacy Notices.
E-mail: vncgteam@vnn.vn  —   Tel: 84-4-8532313