Today: 2 Feb 2006
  Trang chủ | Giới thiệu | Định vị | Góp ý | Giúp đỡ | English

Kinh tế
Tin tức
Chiến lược và kế hoạch phát triển
Đầu tư nước ngoài
Thương mại
Hội nhập kinh tế quốc tế
Doanh nghiệp
Tài chính ngân hàng
Nông nghiệp - Công nghiệp
Tin tức
Chào mừng đến Việt Nam
Giáo dục - Đào tạo
Chính phủ quản lý
Hợp tác Quốc tế
Khoa học - Công nghệ - Môi trường
Phát triển xã hội
Website phục vụ phát triển
TỶ GIÁ GIAO DỊCH
DIỄN ĐÀN
HỎI/ĐÁP
Hà Nội 8 - 16 oC
Huế 14 - 20 oC
Đà Nẵng 17 - 21 oC
Hồ Chí Minh 21 - 33 oC
  Đầu tư nước ngoài

Khu Công nghiệp: Bí quyết thành công

Trong sự phát triển của mô hình KCN, không thể không nói đến sự thành công trong thu hút đầu tư tại các KCN Đồng Nai, Bình Dương. Bí quyết thành công của các KCN này?

Đồng Nai: khởi đầu phí “đầu tư hạ tầng”

Ông Huỳnh Văn Bình - nguyên chủ tịch UBND Đồng Nai (1988-1995) - cho biết một bản thỏa thuận về dự án xây dựng KCX đã được ký kết trong chuyến kêu gọi đầu tư tại Thái Lan và Đài Loan đầu năm 1989. Tuy nhiên, dự án xây dựng KCX sau đó đã không triển khai. “Những điều kiện xây dựng KCX như cảng, hải quan, ngân hàng và đặc biệt là không có vốn, việc xây dựng KCX vượt quá khả năng của Đồng Nai” - ông Bình kể lại.

Đồng Nai lập Công ty Sonadezi để tiếp nhận dự án và giới thiệu cho các nhà đầu tư những địa điểm đã được qui hoạch. Bà Chu Thị Thư - lúc đó là phó giám đốc, nay là giám đốc Công ty Sonadezi - cho biết: “Lúc đó khái niệm KCN còn mơ hồ lắm, nhưng sự xuất hiện của những dự án ĐTNN đã giúp Đồng Nai từ từ chuyển hướng sang làm KCN”.

Bà Thư kể: mọi chuyện bắt đầu từ sự gợi ý của nhà đầu tư. Một lần Sonadezi giới thiệu địa điểm gần quốc lộ cho một nhà đầu tư người Đức, ông này từ chối và đề nghị được chọn địa điểm nằm giữa khu đất chưa có hệ thống giao thông lẫn điện, nước... Sau khi nghe giải thích hoàn cảnh khó khăn, nhà đầu tư này đề nghị thực hiện phương án thu khoản phí đầu tư hạ tầng dựa trên diện tích đất cho thuê, với điều kiện Sonadezi phải đầu tư số tiền này cho việc xây dựng hạ tầng.

Khoản phí “đầu tư hạ tầng” thu 5 USD/m2 được ký hợp đồng giữa Sonadezi và nhà đầu tư, đã giúp đơn vị này giải quyết một cách căn cơ bài toán về đầu tư hạ tầng. Đến cuối năm 1994, tại khu đất qui hoạch KCN Biên Hòa 2 và Gò Dầu đã thu hút gần 30 dự án đầu tư, tổng vốn đầu tư hơn 230 triệu USD. Bà Thư khẳng định không thể thu hút số lượng dự án như trên nếu không có được hơn 30 tỉ đồng thu từ khoản phí “đầu tư hạ tầng” trong bốn năm gọi vốn đầu tư (1991-1994).

Bình Dương: "trải chiếu hoa"

Sau khi qui chế KCN được ban hành, từ năm 1995 các KCN đã nhanh chóng mọc lên tại nhiều địa phương trong cả nước. Với lợi thế và kinh nghiệm trong thu hút đầu tư, TP.HCM và Đồng Nai đã trở thành những địa chỉ được nhiều nhà đầu tư nước ngoài tìm đến làm ăn.

Khủng hoảng tài chính bùng phát tại khu vực châu Á vào năm 1997, hoạt động thu hút đầu tư vào các KCN trở nên khó khăn hơn, nhiều KCN sau khi xây dựng hạ tầng kỹ thuật đành chấp nhận nhìn cảnh “trống vắng” nhà đầu tư.

Tuy nhiên Bình Dương với phương châm “trải chiếu hoa” đón nhà đầu tư đã nổi lên như một địa chỉ hấp dẫn các nhà đầu tư trong và ngoài nước. “Bình Dương có bí quyết thu hút nhà đầu tư” - ông Nguyễn Văn Bình, nguyên trưởng BQL các KCN Bình Dương (1997-2003), nói.

Bí quyết đó là sử dụng số tiền từ khoản chi phí 5% dành cho quảng cáo để “tiếp thị đầu tư”. Thay vì đi nước ngoài gọi mời đầu tư vừa tốn kém vừa không hiệu quả, Bình Dương sử dụng khoản tiền này làm hoa hồng trao trực tiếp cho những người nào mời được nhà đầu tư đến với Bình Dương. Nhiều đại diện phía nước ngoài đến tìm kiếm cơ hội đầu tư và chấp nhận triển khai dự án tại địa phương đã được hưởng phần "hoa hồng" này. Ngoài ra các nhà đầu tư xây nhà máy còn được chính quyền xây tặng một hàng rào quanh nhà máy hoặc một nhà bảo vệ.

“Có thời điểm nhiều địa phương ào ạt hạ giá thuê đất để thu hút đầu tư, Bình Dương không áp dụng chính sách này. Ngoài chi tiền tiếp thị, chúng tôi đã thực hiện nhiều hình thức hỗ trợ nhà đầu tư, giúp cho họ vừa giảm được chi phí vừa an tâm làm ăn” - ông Bình tiết lộ. Theo qui định của Bộ Kế hoạch - đầu tư, đơn vị lập dự án đầu tư sẽ được hưởng khoản chi phí 0,03% vốn đầu tư, tối đa không quá 30.000 USD. Hầu hết nhà đầu tư đều không thể nắm rõ các qui định của luật pháp cũng như đường đi nước bước, nhiều đơn vị dịch vụ đã “vớ bở” nhờ khoản này.

Trong khi đó tại Bình Dương, các đơn vị kinh doanh hạ tầng - với sự tư vấn của BQL - đã lập dự án cho nhà đầu tư và không lấy phí. Điều này đã làm không ít nhà đầu tư ngạc nhiên, thích thú và tin rằng họ thật sự được “trải chiếu hoa”.

Báo Tuổi trẻ - (21/04/2005)


More

Trang chủ  |   Giới thiệu  |   Định vị  |   Phản hồi  |   Giúp đỡ

Số lượt truy cập: 1705144 © Copyright 2003 Vietnam Development Gateway, All right Reserved, Legal & Privacy Notices.
E-mail: vncgteam@vnn.vn  —   Tel: 84-4-8532313