Today: 17 Dec 2005
  Trang chủ | Giới thiệu | Định vị | Góp ý | Giúp đỡ | English

Kinh tế
Tin tức
Chiến lược và kế hoạch phát triển
Đầu tư nước ngoài
Thương mại
Hội nhập kinh tế quốc tế
Doanh nghiệp
Tài chính ngân hàng
Nông nghiệp - Công nghiệp
Tin tức
Chào mừng đến Việt Nam
Giáo dục - Đào tạo
Chính phủ quản lý
Hợp tác Quốc tế
Khoa học - Công nghệ - Môi trường
Phát triển xã hội
Website phục vụ phát triển
TỶ GIÁ GIAO DỊCH
DIỄN ĐÀN
HỎI/ĐÁP
Hà Nội 14 - 24 oC
Huế 18 - 23 oC
Đà Nẵng 19 - 27 oC
Hồ Chí Minh 22 - 32 oC
  Chiến lược và kế hoạch phát triển

Chiến lược “tiếp thị” của công nghiệp

Theo nhận định của Bộ Công nghiệp, do quá trình phục hồi kinh tế thế giới vẫn còn chậm, có thể dự báo cạnh tranh về thị trường xuất khẩu hàng công nghiệp sẽ ngày càng gay gắt, rào cản thương mại sẽ xuất hiện ngày càng nhiều, đặc biệt là các rào cản trá hình...

Để thích ứng với tình hình này, Chiến lược phát triển xuất nhập khẩu thời kỳ 2001 - 2010 do Bộ Thương mại xây dựng và đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đã nêu định hướng phát triển thị trường xuất khẩu: "Đa phương hóa và đa dạng hóa quan hệ với các đối tác, phòng ngừa chấn động đột ngột; mở rộng tối đa về diện song trọng điểm là các thị trường có sức mua lớn, tìm kiếm các thị trường mới ở Mỹ Latinh, châu Phi".

Tổng quan về 4 thị trường chính

Sau khi Hiệp định thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ (BTA) được ký kết, hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam sang thị trường này được hưởng thuế suất tối huệ quốc (MFN) khiến mặt bằng thuế suất chung giảm đi đáng kể: thuế suất thuế nhập khẩu trung bình đối với giày dép giảm từ 30 - 35% xuống còn 8,5 - 15%, hàng dệt may giảm từ 45 - 90% xuống còn 29 - 33%...

Vì vậy, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ đã có bước nhảy vọt: năm 1999 (trước khi ký Hiệp định) mới chỉ đạt khoảng 504 triệu USD, năm 2003 đã đạt khoảng 4 tỷ USD (tăng gần gấp 8 lần). Hoa Kỳ trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam.

Trong đó, xuất khẩu các mặt hàng công nghiệp đóng góp một phần quan trọng, đặc biệt là mặt hàng dệt may đã có tăng trưởng mạnh: kim ngạch năm 2003 đạt 1,95 tỷ USD - chiếm 54% tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may của cả nước; giày dép đạt khoảng 330 triệu USD (chiếm khoảng 15% tổng kim ngạch xuất khẩu giày dép).

Tuy nhiên, thị phần của hàng xuất khẩu Việt Nam trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Hoa Kỳ còn rất nhỏ bé, chỉ chiếm khoảng 3,2%; xuất khẩu nhiều mặt hàng còn tiềm ẩn rủi ro, nhất là mặt hàng dệt may.

Theo các chuyên gia, có 2 đặc điểm nổi bật trong chính sách thương mại của Hoa Kỳ. Thứ nhất là chính sách phân biệt đối xử giữa các nước/nhóm nước (ví dụ chia các đối tác thương mại thành các nhóm: nhóm T (nhóm các nước có nến kinh tế thị trường), nhóm X (nhóm các nước XHCN cũ), nhóm Z (nhóm các nước bị Mỹ cấm vận) với chính sách đối xử khác nhau thể hiện trong Biểu thuế bảo hộ thị trường.

Vì vậy, hàng hóa xuất khẩu của các nước vào thị trường này vấp phải các rào cản hoặc các tranh chấp thương mại quốc tế là hiện tượng khá phổ biến.

Xuất khẩu vào thị trường EU vẫn đạt được tăng trưởng trong thời kỳ 2001 - 2002 nhưng tốc độ đã chậm so với thời kỳ trước năm 2000. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào EU năm 2003 đạt 3,85 tỷ USD (hàng dệt may đạt 750 triệu USD, giày dép: 1,5 tỷ USD, nhựa: 31 triệu USD, gỗ: 125 triệu USD).

Thị trường này đã xuất hiện nhiều rào cản kỹ thuật mới, ngày càng tinh vi hơn, kể cả đối với các sản phẩm thô và chế biến (EU đã xem xét loại bỏ một số mặt hàng ra khỏi danh mục GSP từ năm 2003, trong đó dự kiến có một số mặt hàng như giày dép, quần áo, đồ gốm sứ, điện tử tiêu dùng, cao su).

Tại thị trường Nhật Bản, xuất khẩu của Việt Nam tăng bình quân 22% trong thời kỳ từ năm 1996 - 2000 (đạt 2,62 tỷ USD vào năm 2000), sau đó giảm liên tiếp trong hai năm 2001 và 2002; thị phần của Việt Nam tại đây còn hết sức nhỏ bé so với một số nước trong khu vực như Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia, Philippines...

Xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc được đánh giá là quan trọng đối với Việt Nam trong thời kỳ 2003 - 2005, với tốc độ tăng trưởng bình quân từ 10 - 12%/năm (năm 2002 đạt khoảng 1,495 tỷ USD).

Coi trọng thị trường châu Á - Thái Bình Dương

Bộ Công nghiệp cho rằng, khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong 10 năm tới tiếp tục được coi trọng, vì đây là thị trường gần, có dung lượng lớn, phát triển tương đối năng động. "Thị trường trọng điểm tại khu vực này sẽ là các nước ASEAN, Trung Quốc (gồm cả Hồng Công), Nhật Bản, Đài Loan và Hàn Quốc".

Đối với khu vực châu Âu: chiến lược thâm nhập và mở rộng thị phần tại khu vực này được xác định trên cơ sở tạm phân chia thành 2 khu vực cơ bản: Tây Âu và Đông Âu; tại Tây Âu, trọng tâm sẽ là EU - mà chủ yếu là các thị trường lớn như Đức, Anh, Pháp và Italia; quan hệ thương mại với các nước Đông Âu và SNG, nhất là Liên bang Nga dễ tính hơn các thị trường khác "cần được khôi phục bởi đây là thị trường có nhiều tiềm năng".

Đồng thời, sau khi EU mở rộng, dần dần sẽ tiến tới hình thành một thị trường châu Âu thống nhất, do đó sẽ thay đổi chiến lược xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường này.

Trọng tâm tại khu vực Bắc Mỹ là thị trường Hoa Kỳ với nhu cầu rất đa dạng, Hiệp định thương mại giữa hai nước đã được phê chuẩn sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam, đồng thời thúc đẩy các nước đầu tư vào Việt Nam để xuất sang Hoa Kỳ.

Tuy nhiên, đây cũng là thị trường tiềm ẩn rất nhiều rào cản thuế quan và phi thuế quan cũng như các tranh chấp thương mại dưới những hình thức tinh vi nên đòi hỏi doanh nghiệp khi xuất khẩu vào thị trường này "phải rất tỉnh táo, nhanh nhạy và vững vàng cả về năng lực sản xuất, kiến thức pháp luật, thị trường và kỹ năng kinh doanh".

Trọng tâm tại khu vực châu Đại Dương là Australia và New Zealand: quan hệ thương mại với 2 thị trường này phát triển tốt trong những năm gần đây chứng tỏ tiềm năng không nhỏ nhưng mức khai thác vẫn còn thấp, do đó "cần kiên trì tìm kiếm, tạo lập và củng cố quan hệ bạn hàng".

Tại khu vực Trung Cận Đông, Nam Á, châu Phi và Mỹ Latinh: hàng hóa của Việt Nam đã xuất hiện nhưng kim ngạch xuất trực tiếp còn khá nhỏ bé, vì vậy trong chiến lược, "cần chọn thị trường trọng điểm cho từng khối và lấy đó làm bàn đạp để tiến vào các nước trong khối".

Mở thị trường đi liền sản phẩm

Để hỗ trợ cho các hoạt động xuất khẩu nói chung, Bộ Thương mại đã ban hành Danh mục thị trường trọng điểm xúc tiến thương mại quốc gia, gồm 7 nhóm đối tượng: Hoa Kỳ; EU; Nhật Bản; Trung Quốc; Nga và các nước Đông Âu; Hàn Quốc; các thị trường: Angola, Tanzania, Nigeria, Thổ Nhĩ Kỳ, Iraq, Iran, Mehico, Nam Mỹ, Lào, Campuchia, Australia, New Zealand và các thị trường mới hoặc thị trường đặc biệt đột xuất sẽ được công bố bổ sung.

Bên cạnh đó, Thủ tướng Chính phủ cũng đã cho phép thành lập các trung tâm xúc tiến thương mại và giới thiệu sản phẩm của Việt Nam tại nước ngoài như Hoa Kỳ, Nga, các Tiểu vương quốc Arập thống nhất, Nhật Bản và sắp tới là Trung Quốc.

Theo Bộ Công nghiệp, cần xác định rõ thị trường đồng thời với cơ cấu xuất khẩu sản phẩm, xác định thế mạnh để tìm định hướng xuất khẩu cho từng loại sản phẩm. Về nhóm nguyên nhiên liệu (với hai mặt hàng chính là dầu thô và than đá, chiếm khoảng trên 20% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam).

Dự kiến vào năm 2010, nếu khai thác 14- 16 triệu tấn dầu thô thì sẽ xuất khẩu 7 - 8 triệu tấn, nếu khai thác 20 triệu tấn thì xuất khẩu khoảng 12 - 13 triệu tấn, với các thị trường xuất khẩu chính vẫn là Au stralia, Singapore, Nhật Bản và Trung Quốc, có thể thêm Hoa Kỳ.

Sản lượng than đá xuất khẩu sẽ giảm xuống còn khoảng 4 triệu tấn/năm trong khoảng 10 năm tới, cố gắng duy trì những thị trường đã có như Nhật Bản, Trung Quốc, Tây Âu... và tăng cường thâm nhập vào thị trường Thái Lan, Hàn Quốc.

Hướng phát triển cơ bản của 2 ngành dệt may và giày dép trong 10 năm tới cũng đã được xác định là gia tăng nỗ lực thâm nhập vào các thị trường mới, đặc biệt là thị trường Mỹ, Trung Đông và châu Đại Dương; ổn định và tăng thị phần trên các thị trường quen thuộc như EU, Nhật Bản, đặc biệt là Nhật Bản- mới đây là thị trường phi quota, chuyển dần từ hình thức gia công là chính sang hình thức mua nguyên liệu, bán thành phẩm trên cơ sở tăng cường đầu tư sản xuất nguyên phụ liệu đầu vào, tạo nhãn hiệu có uy tín, chuyển mạnh sang bán FOB, thu hút mạnh đầu tư nước ngoài, để tăng cường năng lực thâm nhập trở lại các thị trường này và đi vào thị trường khác.

Kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm nhựa được dự kiến sẽ lên tới 250 triệu USD vào năm 2005, và khoảng 600-700 triệu USD vào năm 2010, với việc đẩy mạnh xuất các sản phẩm nhựa gia dụng không chỉ nhằm vào các nước đang phát triển như Lào, Campuchia mà còn vào các thị trường châu Âu, Bắc Mỹ, Nga, Nhật...

Kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ cũng có thể sẽ lên tới trên 1 tỷ USD vào năm 2010, với các thị trường định hướng là EU, Nhật Bản và Hoa Kỳ và thị trường tiềm năng là Trung Đông, châu Đại Dương. xuất khẩu thực phẩm chế biến (700 triệu USD vào năm 2010) vào các thị trường chủ yếu: Nga, Đông Âu, EU, Australia và Hoa Kỳ.

Với nhóm sản phẩm công nghiệp nặng: trước hết là các sản phẩm cơ khí, điện sẽ có khả năng đạt trên 1 tỷ USD vào năm 2010 với các thị trường định hướng là EU, Hoa Kỳ (xe đạp), các sản phẩm khác sẽ đưa vào ASEAN, Trung Đông và châu Phi.

Hàng hóa tiêu dùng (mục tiêu đạt 600 triệu USD vào năm 2010) với thị trường chính trong giai đoạn 2001- 2005 là Trung Quốc, Campuchia, các nước ASEAN và một số nước đang phát triển, sang thời kỳ 2006 - 2010 cố gắng len vào các thị trường khác như EU, Nhật, Nga, Hoa Kỳ.

Hàng điện tử-tin học (mục tiêu đạt 1 - 1,2 tỷ USD vào năm 2005 và 3 tỷ USD vào năm 2010) - được coi là khâu đột phá trong 5 năm cuối của thời kỳ 2001- 2010 - nhằm vào các nước công nghiệp phát triển (phần mềm) và cả các nước đang phát triển (phần cứng)...

Thời báo kinh tế Việt Nam - (21/02/2005)


More

Trang chủ  |   Giới thiệu  |   Định vị  |   Phản hồi  |   Giúp đỡ

Số lượt truy cập: 1582163 © Copyright 2003 Vietnam Development Gateway, All right Reserved, Legal & Privacy Notices.
E-mail: vncgteam@vnn.vn  —   Tel: 84-4-8532313