Today: 3 Jan 2006
  Trang chủ | Giới thiệu | Định vị | Góp ý | Giúp đỡ | English

Kinh tế
Tin tức
Chiến lược và kế hoạch phát triển
Đầu tư nước ngoài
Thương mại
Hội nhập kinh tế quốc tế
Doanh nghiệp
Tài chính ngân hàng
Nông nghiệp - Công nghiệp
Tin tức
Chào mừng đến Việt Nam
Giáo dục - Đào tạo
Chính phủ quản lý
Hợp tác Quốc tế
Khoa học - Công nghệ - Môi trường
Phát triển xã hội
Website phục vụ phát triển
TỶ GIÁ GIAO DỊCH
DIỄN ĐÀN
HỎI/ĐÁP
Hà Nội 14 - 24 oC
Huế 18 - 23 oC
Đà Nẵng 19 - 27 oC
Hồ Chí Minh 22 - 32 oC
  Tin tức

Đa dạng hóa sở hữu ngành bảo hiểm

Theo Chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm VN từ năm 2003 đến năm 2010, việc phát triển và sắp xếp các doanh nghịêp bảo hiểm nhằm mục tiêu phát triển các loại hình doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm gốc, tái bảo hiểm, bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm phi nhân thọ, theo hướng đa dạng hình thức sở hữu bao gồm doanh nghiệp nhà nước, công ty cổ phần, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và tổ chức bảo hiểm tương hỗ.

Các DNNN không được dùng vốn Nhà nước để thành lập doanh nghiệp bảo hiểm mới hoặc công ty cổ phần bảo hiểm mới mang tính chuyên ngành, sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước hiện nay để nâng cao năng lực tài chính và năng lực hoạt động, giữ được thị phần lớn trên thị trường trong nước và tham gia thị trường bảo hiểm quốc tế.

Tổng công ty bảo hiểm VN (Bảo Việt) sẽ được xây dựng thành một tập đoàn tài chính đa năng hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ, nhân thọ, đầu tư, chứng khoán, trong đó hoạt động chủ yếu là kinh doanh bảo hiểm và là doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước duy nhất. Bảo Việt sẽ tăng vốn điều lệ từ 586 tỷ đồng (hịên nay) lên mức 3.000 tỷ đồng (năm 2005) và 5.000 tỷ đồng (năm 2010).

Các công ty bảo hiểm nhà nước khác như Công ty bảo hiểm Tp.Hồ Chí Minh (Bảo Minh), Công ty tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam (Vinare) và Công ty bảo hiểm dầu khí (PVI) sẽ tiến hành cổ phần hoá. Bảo Minh chuyển thành công ty bảo hiểm cổ phần có vốn nhà nước chi phối, chuyên kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ và thực hiện các hoạt động khác như: đầu tư vốn, dịch vụ tài chính, trong đó bảo hiểm là hoạt động kinh doanh chủ yếu.

Công ty bảo hiểm dầu khí (PVI) 100% vốn nhà nước, trực thuộc Tổng Công ty dầu khí Việt Nam hiện đang hoạt động đơn ngành, không có khả năng cạnh tranh khi thị trường tiếp tục mở cửa, hội nhập với quốc tế, hoạt động của PVI ảnh hưởng đến việc giảm giá thành, hiệu quả kinh doanh của ngành dầu khí, vì vậy, PVI sẽ chuyển thành cổ đông của Bảo Minh. Phần vốn nhà nước của PVI sẽ là cổ phần của Tổng Công ty dầu khí Việt Nam trong Bảo Minh.

Hiện nay, số vốn điều lệ của Bảo Minh là 67 tỷ đồng. Trong 2 năm 2003 - 2004, Nhà nước sẽ có cơ chế để bổ sung vốn điều lệ cho Bảo Minh đủ 70 tỷ đồng, theo quy định của Luật Kinh doanh bảo hiểm. Ðồng thời, đánh giá lại giá trị tài sản và vốn của Bảo Minh để xác định vốn của Bảo Minh trước khi thực hiện cổ phần hoá. Bảo Minh phát hành cổ phiếu mới (trị giá tối thiểu 500 tỷ đồng) để tăng vốn điều lệ và mở rộng cho các tổng công ty nhà nurớc có nhu cầu tham gia hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Như vậy, vốn của Bảo Minh sẽ bao gồm phần vốn sau khi đánh giá lại giá trị và vốn cổ phần mới phát hành.

Trường hợp cả hai nguổn vốn này chưa đủ 1.100 tỷ đồng trong giai đoạn 2005 đến 2010, Bảo Minh sẽ bổ sung số vốn điều lệ còn thiếu từ các nguồn: lợi nhuận để lại, chuyển nguồn vốn dự phòng giao động; lớn, các quỹ dự trữ tự nguyện bổ sung vào vốn điều lệ hoặc tiếp tục phát hành thêm cổ phiếu mới.

Giống như Bảo Minh, Công ty tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam cũng chuyển thành công ty cổ phần, do vốn nhà nước chi phối, hoạt động chuyên lĩnh vực tái bảo hiểm duy nhất trên thị trường bảo hiểm Việt Nam. Ðến năm 2010, Vinare có đủ năng lực tài chính, năng lực kinh doanh để tham gia thị trường tái bảo hiểm quốc tế. Ðến năm 2005, Vinare đủ sức giữ vai trò điều tiết thị trường tái bảo hiểm Việt Nam, không để phụ thuộc vào thị trường tái bảo hiểm quốc tế trong việc thu xếp các dịch vụ tái bảo hiểm lớn và phức tạp như tái bảo hiểm hàng không, dầu khí, năng lượng..., ngay cả khi thị trường tái bảo hiểm quốc tế có sự biến động, thu hẹp năng lực nhận tái bảo hiểm. Không cho phép thành lập thêm doanh nghiệp tái bảo hiểm. Nhà nước không đầu tư vốn để thành lập thêm doanh nghiệp bảo hiểm tái bảo hiểm 100% vốn nhà nước.

Việc cổ phần hóa Vinare sẽ được tiến hành theo hướng: vốn của Vinare (vốn Nhà nước) giữ cổ phần chi phối với sự tham gia góp vốn của các doanh nghiệp bảo hiểm đang hoạt động trên thị trường nhằm nâng cao mức giữ lại để hạn chế việc chuyển phí tái bảo hiểm ra nước ngoài, duy trì sự an toàn và ổn định của thị trường bảo hiểm Việt Nam. Củng cố Công ty bảo hiểm liên doanh Samsung Vinatrực thuộc Vinare và hướng hoạt động của Công ty này tập trung vào chiến lược kinh doanh có hiệu quả. Cho phép Vinare góp vốn thành lập các công ty đầu tư, góp vốn vào các dự án lớn, phát tliển cơ sở hạ tầng, các dự án phục vụ yêu cầu sản xuất, kinh doanh.

Hiện nay, số vốn điều lệ của Vinare là 40,5 tỷ đồng. Trong 2 năm 2003 - 2004, Nhà nước có cơ chế để bổ sung vốn điều lệ cho Vinare đủ 70 tỷ đồng, theo quy định của Luật Kinh doanh bảo hiểm. Ðánh giá lại giá trị tài sản và vốn của Vinare để xác định vốn của Vinare trước khi thực hiện cổ phần hoá. Vinare phát hành cổ phiếu mới (trị giá tối thiểu 200 tỷ đồng) để hoạt động kinh doanh bảo hiểm các tổng công ty nhà nước có nhu cầu tham gia hoạt động kinh doanh bảo hiểm.

Như vậy, vốn điều lệ của Vinare sẽ bao gồm phần vốn sau khi đánh giá lại giá trị và vốn cổ phần mới phát hành. Trường hợp cả hai nguồn vốn này chưa đủ 500 tỷ đồng, trong giai đoạn 2005 đến 2010, Vinare sẽ bổ sung số vốn điền lệ còn thiếu từ các nguồn: lợi nhuận để lại, chuyển nguồn vốn dự phòng giao động lớn, các quỹ dự trữ tự nguyện bổ sung vào vốn điều lệ hoặc tiếp tục phát hành thêm cổ phiếu mới.

Thời báo Kinh tế Việt Nam

- (24/09/2003)


More

Trang chủ  |   Giới thiệu  |   Định vị  |   Phản hồi  |   Giúp đỡ

Số lượt truy cập: 1632093 © Copyright 2003 Vietnam Development Gateway, All right Reserved, Legal & Privacy Notices.
E-mail: vncgteam@vnn.vn  —   Tel: 84-4-8532313