Today: 14 Nov 2004
  Trang chủ | Giới thiệu | Định vị | Góp ý | Giúp đỡ | English

Kinh tế
Tin tức
Chiến lược và kế hoạch phát triển
Đầu tư nước ngoài
Thương mại
Hội nhập kinh tế quốc tế
Doanh nghiệp
Tài chính ngân hàng
Nông nghiệp - Công nghiệp
Tin tức
Chào mừng đến Việt Nam
Giáo dục - Đào tạo
Chính phủ quản lý
Hợp tác Quốc tế
Khoa học - Công nghệ - Môi trường
Phát triển xã hội
Website phục vụ phát triển
TỶ GIÁ GIAO DỊCH
DIỄN ĐÀN
HỎI/ĐÁP
Hà Nội 23 - 30 oC
Huế 23 - 32 oC
Đà Nẵng 22 - 30 oC
Hồ Chí Minh 23 - 33 oC
  Tin tức

Xuất khẩu tăng chậm lại!

Sau nhiều tháng liên tiếp tăng cao, kim ngạch xuất khẩu của nước ta bắt đầu có xu hướng giảm dần, trong khi nhiệm vụ ngoại thương từ nay cuối năm còn rất nặng nề. Thực tế đang đòi hỏi phải có các giải pháp chặn đứng ngay sự suy giảm, tiếp tục thúc đẩy xuất khẩu tăng trưởng, đồng thời tăng cường quản lý nhập khẩu, giảm nhập khẩu hơn nữa.

Theo đánh giá của các cơ quan chức năng, xuất khẩu hàng hóa của cả nước trong tháng 7 năm 2003 ước đạt 1,63 tỷ USD, giảm 3,3% so với tháng trước, trong đó khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (ĐTNN) đạt khoảng 540 triệu USD (không kể dầu khí), giảm 4,3%. Như vậy, sau khi đạt mức kỷ lục 1,712 tỷ USD vào tháng 5, trong 2 tháng tiếp theo, kim ngạch xuất khẩu giảm dần (tháng 6 đạt 1,685 tỷ USD). Hơn nữa, nếu trong tháng 6 chỉ có 5 trong số 20 mặt hàng chủ lực bị giảm sút so với tháng 5, thì sang tháng 7 số mặt hàng này đã tăng lên 8, trong đó có 2 mặt hàng “đầu vị” là dệt may và giày dép. Đáng chú ý là 3 mặt hàng than đá, dệt may và gạo đã trải qua 2 tháng giảm sút liên tiếp.

Trong số những mặt hàng chủ lực còn lại, phần lớn đều chỉ đạt bằng tháng trước hoặc nhỉnh hơn chút ít, trong đó quan trọng hơn cả vẫn là mặt hàng dầu thô với sản lượng xuất khẩu tháng 7 tăng 4,6%. Nhờ đó, tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước 7 tháng qua đạt khoảng 11,4 tỷ USD, tăng 28,8% so với cùng kỳ năm trước (6 tháng tăng 32,6%), trong đó phần xuất khẩu của khu vực doanh nghiệp có vốn ĐTNN (không kể dầu khí) đạt khoảng 3,545 tỷ USD, tăng 45,4% (6 tháng tăng 41,8%).

Rõ ràng, sự giảm sút về xuất khẩu trong 2 tháng gần đây chủ yếu rơi vào khu vực doanh nghiệp trong nước. Tình hình nêu trên cho thấy, sức cạnh tranh của hàng hóa nước ta chưa cao và thị trường xuất khẩu đang có dấu hiệu thu hẹp lại, nhất là đối với những sản phẩm hàng hóa do các doanh nghiệp đầu tư trong nước sản xuất.

Do xuất khẩu tháng 7 giảm, tình hình nhập siêu đến nay vẫn chưa được cải thiện đáng kể, mặc dù kim ngạch nhập khẩu của tháng 7 cũng đã giảm. Số liệu thống kê cho thấy, trong tháng 7 cả nước đã nhập khẩu khoảng 1,95 tỷ USD, giảm 3,9% so với tháng trước, trong đó khu vực doanh nghiệp ĐTNN chiếm khoảng 710 triệu USD (kể cả nhập khẩu cho ngành dầu khí), giảm 4,3%.

Tính chung 7 tháng, kim ngạch nhập khẩu của cả nước vào khoảng 14,09 tỷ USD, tăng 34,7% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực ĐTNN chiếm 4,943 tỷ USD (kể cả nhập phục vụ ngành dầu khí), tăng 39,7%. Tính đến nay, có 5 trong số 17 mặt hàng nhập khẩu giảm so với cùng kỳ năm trước là ô tô nguyên chiếc giảm 20%, linh kiện xe máy giảm 2,6%, phôi thép giảm 3,1%, bông các loại giảm 14,5%, sợi các loại giảm 19%. Những mặt hàng còn lại đều tăng cao, thậm chí rất cao.

Như vậy, tính đến nay, xuất khẩu đã thực hiện được 64% kế hoạch cả năm, trong khi nhập khẩu đã thực hiện được 68,7% kế hoạch năm và nhập siêu ở mức 2,69 tỷ USD, bằng 23,6% tổng giá trị xuất khẩu, trong khi kế hoạch chỉ cho phép nhập siêu cả năm ở mức 2,7 tỷ USD, bằng 15,1% kim ngạch xuất khẩu.

Rõ ràng, thực tế đang xuất hiện một số khó khăn đối với việc thực hiện mục tiêu xuất khẩu, kiềm chế nhập siêu ở mức cho phép trong năm 2003. Tuy vậy, theo các chuyên gia, các chính sách và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu đã được Chính phủ đề ra khá đầy đủ, vấn đề mấu chốt đặt ra hiện nay chỉ là việc tổ chức thực thi một cách hiệu quả.

http://www.vneconomy.com.vn/ - (27/07/2003)


More

Trang chủ  |   Giới thiệu  |   Định vị  |   Phản hồi  |   Giúp đỡ

Số lượt truy cập: 471361 © Copyright 2003 Vietnam Development Gateway, All right Reserved, Legal & Privacy Notices.
E-mail: vncgteam@vnn.vn  —   Tel: 84-04-5373873